Không ít bạn gái tỏ ra lo lắng, hoảng sợ khi tới ngày rồi mà chu
kỳ kinh vẫn chưa hoạt động và có cô nàng còn đoán già đoán non nữa.
Những lý do sau có thể làm cho "cô nàng" kinh nguyệt tới chậm hoặc bị lỡ
đấy nhé!
Mất cân bằng nội tiết tốNhững bạn nữ gặp vấn đề về nội tiết tố có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong những ngày diễn ra chu kì. Hormone hỗ trợ cho quá trình kinh nguyệt bị luân chuyển qua các chu trình khác dẫn đến chu kì kinh nguyệt không đều hoặc bị trễ. Trong trường hợp này, bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa và sử dụng thuốc điều trị phù hợp.
Sử dụng thuốc tránh thai
Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc uống thuốc tránh thai quá thường xuyên sẽ gây ra những bất thường trong chu kì kinh nguyệt. Do tác dụng phụ của thuốc, bạn có thể bị “mất kinh” trong nhiều tháng hoặc chu kì bất thường trong thời gian dài. Một số loại thuốc tránh thai khi được dùng quá thường xuyên còn có thể gây nên rối loạn hormon, thậm chí có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Mất cân bằng tuyến giáp
Sự mất cân bằng ở tuyến giáp làm gia tăng hoặc suy giảm lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Nó cũng có thể khiến kinh nguyệt không đều, hoặc “biến mất” một thời gian. Trong trường hợp nếu “kỳ đèn đỏ” của bạn bị chậm hoặc mất hút trong thời gian khá dài, hãy nhanh chóng tới bác sỹ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.
Ảnh minh họa
Vận động mạnh, tập thể dục nặngThường xuyên tập luyện thể dục thể thao với chế độ nghiêm ngặt, tần suất cao dễ gặp một số vấn đề với chu kì kinh nguyệt của mình. Vận động mạnh làm năng lượng tổn hao quá mức, cơ thể mệt nhọc… là những nguyên nhân có thể khiến chu kỳ của bạn bị chậm. Hạn chế vận động quá mạnh và tập luyện vừa sức để cơ thể lấy lại sự cân bằng sẽ giúp chu kì kinh nguyệt ổn định trở lại.
Tác dụng phụ của thuốc
Uống thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị liệu, thuốc hen suyễn… thường xuyên cũng có thể là lý do khiến bạn gái bị chậm kinh. Nguyên nhân là do tác dụng phụ của các loại thuốc này làm kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt trong một thời gian. Do đó, bạn nên kiểm tra thật kĩ tác dụng phụ của thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng thuốc tùy tiện mà không có đơn của bác sĩ bạn nhé!
Căng thẳng và stress
Căng thẳng và stress ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng của cơ thể dù nhiều người cho rằng các yếu tố tâm lý thường không có ảnh hưởng nhiều. Sự căng thẳng kéo dài có thể khiến chu kỳ kinh trễ hẹn, không đều. Giữ bình tĩnh và thư giãn, không để cơ thể rơi vào trạng thái stress quá mức, “cô nàng” kinh nguyệt đỏng đảnh sẽ xuất hiện đều đặn như xưa thôi.