Có khá nhiều phái đẹp bị băn khoăn giữa phương pháp nâng mũi bằng
silicone, bằng sụn hay tiêm chất làm đầy, bởi cả 3 đều có những ưu nhược
điểm riêng của chúng.
Với
đặc điểm sống mũi không cao và đầu mũi có thể hơi tẹt, hầu hết phái đẹp
ở các nước châu Á đều coi mũi là điểm đầu tiên cần được chỉnh sửa nếu
như họ quyết định "dao kéo".
Cho đến thời điểm hiện tại, trào lưu sửa mũi đã không chỉ còn thịnh
hành ở Hàn Quốc mà còn lan truyền mạnh mẽ tại Việt Nam. Những câu chuyện
về nâng mũi, sửa mũi, những quý cô rõ ràng là nét châu Á nhưng lại sở
hữu chiếc mũi thanh tú với sống mũi cao thẳng... là những điều người ta
có thể dễ dàng nghe và thấy trong cuộc sống hàng ngày lẫn giới showbiz
ầm ĩ. Đó cũng là lí do vì sao công nghệ sửa mũi tại Việt Nam cũng phát
triển và cập nhật nhanh chóng không kém gì các nước bạn.
1. Nâng mũi bằng silicone
Đặc điểm: Silicone
được sử dụng trong nâng mũi là những thanh chất dẻo làm bằng silicone
có màu nâu hoặc trắng. Những thanh này được đặt trên xương mũi để tạo
sống mũi S-line thật tự nhiên mà không bị lộ liễu.
Cận cảnh những thanh silicon trước khi được gọt dũa cho phù hợp với từng dáng mũi.
Hình dáng thanh silicon sử dụng cho việc nâng mũi.
Đối tượng:
Phương pháp này được rất nhiều phái đẹp nhờ cậy để sửa chữa chiếc mũi
tẹt hay không hề có sống mũi. Hiện nay, cùng với độn bằng sụn, cả 2
phương pháp này đang chiếm áp đảo 90% chọn lựa của phụ nữ Việt.Thực hiện: Mỗi ca phẫu thuật này sẽ chiếm khoảng 45 - 60 phút của bạn, trong đó, các bước cụ thể như sau:
Bước 2: Bác sĩ tiến hành gây mê và gọt thanh silicone sao cho vừa vặn với dáng mũi bệnh nhân.
Bước 3: Rạch 1 đường nhỏ ở dưới chóp mũi rồi luồn thanh silicone vào ngay dưới lớp da sống mũi để chỉnh khuôn mũi cao và thon dài.
Bước 4: Khâu cố định và băng bó vết thương.
Sau ca tiểu phẫu, bệnh nhân có thể ra về ngay và tự chăm sóc ở nhà. Trong thời gian đó, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của bác sĩ. Sau khoảng 2 tuần vết thương sẽ lành. 2-3 tháng sau đó bạn có thể sinh hoạt bình thường.
Ưu điểm: Sống mũi silicone sau khi phẫu thuật sẽ sở hữu dáng dấp tự nhiên và khá phù hợp với người dâu Á do chất silicon dẻo và dễ dàng "hòa" với lớp dưới da.
Nhược điểm: Trong mắt các chuyên gia thẩm mỹ, thì silicone vẫn chưa phải là phương pháp nâng mũi điểm 10. Đó là bởi ngay sau khi phẫu thuật, chiếc mũi sẽ trông khá thật. Tuy nhiên, về lâu về dài, chiếc mũi "nhân tạo" của bạn sẽ bị sụt dần, đầu mũi phình to ra và trở nên xấu xí. Vì vậy để duy trì vẻ đẹp này, bạn sẽ phải phẫu thuật nhiều lần. Thêm vào đó, phương pháp này cũng vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều do để lại khá nhiều biến chứng như lệch mũi, gây sưng tấy, bị đỏ ở chóp mũi hay di ứng da nếu như chất độn không đảm bảo.
2. Nâng mũi bằng sụn
Đặc điểm: Nâng mũi bằng sụn là phương pháp đặt thêm một miếng sụn dưới da, dọc theo sống mũi để kéo dài, làm thẳng và tạo hình thon thả hơn cho chiếc mũi. Miếng sụn có thể là sụn nhân tạo hoặc lấy sụn tự thân. Trong đó, sụn tự thân được lấy từ những bộ phận trên cơ thể của chính bệnh nhân như sụn sườn, sụn vành tai, cân cơ hoặc sụn vách ngăn. Cho đến nay, sụn vách ngăn vẫn được ưa chuộng hơn cả vì nó là sụn thẳng vào không hề cong vẹo như các lựa chọn còn lại.
Thực hiện: Quá trình thực hiện 40 - 50 phút được được lần lượt trải qua những bước sau đây:
Bước 1: Gặp gỡ bác sĩ tư vấn và quyết định hình thức phẫu thuật cụ thể.
Bước 2: Bác sĩ gây tê và cắt gọt sụn (nhân tạo hoặc tự thân) phù hợp với từng khuôn mặt bệnh nhân.
Bước 3: Bác sĩ rạch 1 đường nhỏ ở chóp mũi rồi đưa sụn vào theo đường cắt để cân chỉnh lại sống mũi thẳng.
Bước 4: Khâu lại vết mổ và băng lại.
Hiện
nay, các chuyên gia đã phát triển thêm bước bọc sụn ở chóp mũi. Đây
thực chất là 1 miếng sụn nhỏ bằng hạt bắp được lấy từ sụn vành tai với
đường mổ khoảng 1-2cm. Miếng sụn này sẽ được bọc ở chóp mũi, tránh cho
sống mũi sụn nhân tạo bị tụ, đầu mũi bị bóng hay đỏ. Nếu thực hiện thêm
bước này, thời gian phẫu thuật sẽ kéo dài thêm 30 - 45 phút. Sau phẫu thuật, bạn có thể về nhà ngay và không cần lưu trú tại bệnh viện. Vết thương cần được vệ sinh theo quy định chặt chẽ của bác sĩ. Sau khoảng 1-2 tuần, vết thương sẽ lành. 2-3 tháng sau, bạn có thể trở lại nhịp sinh hoạt như bình thường.
Nhược điểm: Đối với sụn nhân tạo, bạn sẽ phải phẫu thuật lại để giữ nguyên dáng mũi cao của mình. Trong đó, đối với 1 số cơ sở phẫu thuật thiếu uy tín, 1 số bệnh nhân vẫn gặp phải biến chứng sau khi thực hiện như sưng tấy, dị ứng hay thậm chí là bị lệch sống mũi.
3. Nâng mũi bằng tiêm chất làm đầy
Đặc điểm: Đây là phương pháp cuối cùng và cũng là phương pháp tân tiến nhất hiện nay. Theo đó, các chất làm đầy sẽ theo đường tiêm đến nằm dọc sống mũi và tạo hình thanh thoát trong nháy mắt. Điểm mạnh của phương pháp này là kĩ thuật tiêm vô cùng đơn giản và không cần phải động chạm dao kéo hay đau đớn.
Thực hiện: Toàn bộ quá trình tiểu phẫu chỉ kéo dài 5-10 phút theo những bước sau:
Bước 1: Thăm khám bác sĩ và trình bày nguyện vọng của bệnh nhân.
Bước 2: Bác sĩ vạch ra những đường giao nhau trên mặt bệnh nhân để đánh dấu những vùng bị tác động.
Sau khi tiêm, chiếc mũi sẽ được tạo hình ngay lâu tức và không cần thời gian để nghỉ ngơi. Bệnh nhân có thể ra về ngay và chẳng cần lưu trú lại.
Ưu điểm: Phương pháp này gây thiện cảm với thời gian thực hiện nhanh chóng mà lại tha đổi rõ rệt ngay lập tức. Thêm vào đó, các bác sĩ cũng hứa hẹn phái đẹp sẽ không cần phải làm lại với phương pháp này.